Các triệu chứng huyết áp cần lưu ý cho sức khỏe.

Huyết áp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động tuần hoàn máu trong cơ thể. Nắm rõ các kiến thức về huyết áp sẽ giúp bạn có kế chăm sóc sức khỏe của gia đình tốt hơn. Hãy cùng tham khảo các thông tin về huyết áp của chúng ta nhé.

Huyết áp là gì?

Huyết áp là lực đẩy từ nhịp đập của tim, tạo ra áp lực để tuần hoàn máu đi khắp cơ thể. Các mạch máu giúp tuần hoàn máu cung cấp oxy và dưỡng chất để nuôi dưỡng các tế bào sống. Mỗi một nhịp tim đập sẽ tạo ra sự thay đổi của huyết áp từ cực đại cho đến cực tiểu.

Tính toán độ trung bình của huyết áp được tính bằng áp lực bơm của tim và độ cản dòng chảy máu ma sát với mạch máu. Do vậy, huyết áp sẽ giảm ở động mạch xa tim và thấp khi máu luân chuyển đến các vùng mao mạch.

Trong y học, việc đo huyết áp thường được thực hiện ở vùng mặt trong của cánh tay ở khu vực gần cùi chỏ. Chỉ số huyết áp được trình bày theo dạng phân số giữa tâm thu và tâm trương. Đơn vị tính được căn cứ theo milimet thủy ngân mmHg, ví dụ 135/85.

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến huyết áp?

Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến huyết áp của bạn. Những nguyên nhân chính có thể được liệt kê là bao gồm nhịp tim, nhịp thở, mức độ co cơ, van tĩnh mạch, lượng máu trong cơ thể, trọng lực,…

Yếu tố ảnh hưởng huyết áp bởi nhịp tim và lực co tim.

Khi tim của bạn đập nhanh và mạnh, huyết áp sẽ tăng cao hơn. Ngược lại, khi tim đập chậm thì sẽ làm giảm huyết áp trên các mạch máu.

Yếu tố sức cản của mạch máu.

Trong một số trường hợp bệnh hoặc bẩm sinh, lòng mạch máu bị hẹp, xơ vữa thì huyết áp có thể tăng cao hơn mức bình thường. Đặc biệt đối với người già, khi các thành mạch máu bị suy thoái, giảm độ đàn hồi sẽ dễ dẫn đến tình trạng cao huyết áp.

Yếu tố khối lượng máu trong cơ thể.

Ở điều kiện bình thường, cơ thể con người có một lượng máu lưu thông nhất định. Nếu vì một nguyên nhân nào đó, cơ thể bị giảm lượng máu sẽ dẫn đến giảm huyết áp. Hoặc việc ăn nhiều muối dẫn đến tăng áp suất thẩm thấu, làm tăng thể tích máu gây ra tăng huyết áp. Trong trường hợp này, hãy phân biệt cơ chế ăn mặn khiến tăng hay giảm huyết áp cụ thể như sau. Muối ăn vào cơ thể sẽ kéo nước ra khỏi tế bào, lượng dịch này sẽ được loại khỏi cơ thể qua tuyến thận. Nếu thận phải làm việc này thường xuyên sẽ trở nên yếu và dẫn đến quá trình đào thải chậm và sẽ làm tăng huyết áp.

Yếu tố độ quánh của máu.

Độ quánh của máu là một yếu tố tác động đến huyết áp của cơ thể. Độ quánh này phụ thuộc vào số lượng tế bào máu và lượng protein có trong máu.

Yếu tố tác động bởi trọng lực.

Trọng lực cũng là một yếu tố có tác động đến huyết áp. Vì lực bơm máu chính là từ tim lan tỏa đi khắp cơ thể. Khi đứng, dòng máu lưu thông đến phần đầu ở vị trí cao hơn tim sẽ dẫn đến huyết áp thấp hơn ở khu vực gần tim. Nếu huyết áp để đẩy máu tới não quá thấp, não bộ sẽ không được cung cấp đủ máu có thể khiến bạn bị ngất.

Tìm hiểu về bệnh cao huyết áp.

Cao huyết áp có ảnh hưởng đến sức khỏe và là một bệnh rất thường gặp. Đặc biệt trên các đối tượng là người cao tuổi. Theo thống kê, bệnh lý cao huyết áp xuất hiện nhiều ở độ tuổi từ 55 đến 65 tuổi. Bệnh cao huyết áp được xác định khi các kiểm tra huyết áp cho chỉ số cao hơn 135/85.

Bệnh lý cao huyết áp không có triệu chứng cụ thể và diễn ra âm thầm trong cơ thể. Vì thế việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên sẽ giúp bạn nhận diện bệnh và điều trị đúng ngay từ giai đoạn đầu tiên.

Bởi vì bệnh lý cao huyết áp có thể khiến người bệnh bị gia tăng khả năng đột quỵ hay nhồi máu cơ tim. Vì thế người bệnh cần được uống thuốc điều trị để đảm bảo giữ ổn định cho huyết áp.

Một tin vui là hiện nay có rất nhiều loại thuốc giúp điều trị cao huyết áp hiệu quả. Chỉ cần tuần thủ việc uống thuốc với liều lượng điều trị thích hợp, bạn có thể yên tâm huyết áp của bạn sẽ giữ được ổn định.

Tìm hiểu về bệnh huyết áp thấp.

Ngược lại với bệnh lý cao huyết áp, huyết áp thấp xảy ra khi chỉ số huyết áp đo được ở mức thấp hơn 90/60. Bệnh lý huyết áp thấp khiến cho thể tích máu trong cơ thể giảm đi bởi vì sự co lại của mạch máu. Bệnh huyết áp thấp mạn tính không có các dấu hiệu cụ thể và có thể xảy ra với bất kỳ ai. Lượng máu về tim và lên não có sự suy giảm theo độ tuổi, vì thế những người lớn tuổi cũng có nguy cơ bị huyết áp thấp.

Theo thống kê, một số triệu chứng nhận diện huyết áp thấp bao gồm: bị nhức đầu dữ dội, mờ mắt, mắc ói, thiếu tập trung, thường bị hoa mắt chóng mặt. Đây là các triệu chứng xảy ra do lượng máu cung cấp cho não bị giảm đi.

Điều hòa huyết áp như thế nào?

Ngoài nhiều tác nhân làm ảnh hưởng đến huyết áp của bạn như các yếu tố nêu trên. Các biến động tạm thời của huyết áp cũng có thể xảy ra khi cơ thể có các hoạt động thể chất mạnh, môi trường không khí xung quanh, cảm xúc ảnh hưởng tới nhịp tim,…

Cách điều trị huyết áp thế nào?

Việc điều trị huyết áp bắt buộc phải theo đơn và chỉ dẫn của các bác sĩ có kinh nghiệm. Trong điều trị, một số loại thuốc với hoạt chất chuyên dụng có thể được kê đơn.

Những hoạt chất có tác động đến huyết áp bao gồm như:

  • Chất Histamin: Do các mô trong cơ thể sản xuất ra. Histamin làm gia tăng tính thẩm thấu các mao mạch. Chất này sẽ gây dãn mạch dẫn đến giảm huyết áp.
  • Nồng độ Ion Ca2+ trong máu: Mức độ ion Canxi có nhiều trong máu sẽ khiến tim của bạn đập nhanh và gây co mạch.
  • Chất cảm ứng NO: Chất này được tiết ra ở tế bào nội mạc có tác dụng làm dãn mạch và giảm huyết áp.
  • Chất Endothelin: Đây là một chất cảm ứng mạnh có tác dụng làm co mạch máu. Bản chất của Endothelin là một peptide.

Tổng kết về bệnh lý huyết áp.

Bệnh lý huyết áp bao gồm cao huyết áp và huyết áp thấp có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Bệnh lý huyết áp có thể được điều trị hiệu quả bằng dùng thuốc và các thực phẩm tiêu thụ. Bên cạnh đó, tập luyện thể thao và sinh hoạt lành mạnh sẽ hỗ trợ phòng ngừa rất tốt.

Nếu bạn có lo ngại về nguy cơ bệnh lý huyết áp, hãy lập kế hoạch khám sức khỏe định kỳ cho bản thân và gia đình. Bạn nên đến các cơ sở y tế hoặc sử dụng dịch vụ khám bệnh tại nhà uy tín để đảm bảo quá trình kiếm tra được chính xác nhất.