Bệnh cảm cúm và những điều bạn cần lưu ý
Nội dung tóm tắt
- Ai dễ bị cảm cúm?
- Những biểu hiện khi bị cảm cúm.
- Phân biệt cảm lạnh thông thường và cảm cúm.
- Điều trị cảm cúm như thế nào?
- NGHỈ NGƠI Ở NHÀ
- UỐNG NHIỀU NƯỚC
- NGỦ CÀNG NHIỀU CÀNG TỐT
- THÔNG MŨI
- ĂN UỐNG LÀNH MẠNH
- TĂNG ĐỘ ẨM TRONG KHÔNG KHÍ
- DÙNG THUỐC TÂY
- DÙNG MẬT ONG LÀM DỊU CƠN HO
- CHÍCH NGỪA CÚM
- SUY NGHĨ TÍCH CỰC HƠN
Cảm cúm thông thường không nguy hiểm, nhưng nếu chủ quan, nhất là trẻ nhỏ, người có bệnh mạn tính lại là vấn đề không thể chủ quan. Cảm cúm được nhận diện là tình trạng viêm mũi cùng với viêm họng do virut gây ra (có tới hơn 200 loại virut gây bệnh này).
Ai dễ bị cảm cúm?
Hệ thống miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế lây lan virut. Những người có hệ miễn dịch kém có khả năng mắc bệnh rất cao. Thiếu ngủ và suy dinh dưỡng cũng dễ bị cảm cúm vì hệ thống miễn dịch bị suy yếu. Ở trẻ nhỏ, nó ảnh hưởng trực tiếp tới khí quản, gây nên triệu chứng viêm thanh quản do kích thước đường hô hấp ở trẻ nhỏ.
Những biểu hiện khi bị cảm cúm.
Cảm cúm thông thường bắt đầu với sự mệt mỏi, toàn thân rã rời, cảm giác lạnh toàn thân, hắt hơi, đau đầu kéo dài trong vài ngày, sau đó là chảy mũi và ho. Các triệu chứng có thể bắt đầu sau 16 giờ mắc bệnh, đỉnh điểm 2-4 ngày sau khi khởi phát. Các triệu chứng thường chấm dứt sau 7-10 ngày nhưng một số có thể kéo dài tới 3 tuần. Kinh nghiệm cho thấy trong những ngày lạnh và mưa, nhất là thời tiết ẩm ướt kèm theo mưa phùn kéo dài là điều kiện thuận lợi cho virut phát triển nên có nhiều người bị bệnh… Hơn nữa, thời tiết lạnh ẩm làm hệ thống hô hấp của con người nhạy cảm hơn. Đặc biệt, mùa xuân là mùa gia tăng các bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng, hen suyễn, các bệnh phổi tắc nghẽn… nên số người cảm cúm cũng gia tăng.
Phân biệt cảm lạnh thông thường và cảm cúm.
Các triệu chứng điển hình ban đầu của cảm lạnh thông thường là ho, chảy nước mũi, nghẹt mũi và đau họng, đôi khi kèm theo đau cơ, mệt mỏi, đau đầu và mất cảm giác ngon miệng… Ở người lớn, sốt thường ít gặp nhưng nó lại phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cơn ho do cảm lạnh nhẹ hơn ho do cúm. Nếu ho và sốt ở người lớn xảy ra thì khả năng mắc cúm cao hơn, lưu ý giữa cảm lạnh thông thường và cúm khó phân biệt giữa các triệu chứng. Một số virut gây ra cảm lạnh thông thường, nhưng lại không xuất hiện các triệu chứng nhiễm khuẩn… Đặc biệt, những người có bệnh tim mạch cần chú ý nếu bị lạnh có thể gây co mạch làm huyết áp tăng đột ngột, nhất là người có bệnh mạch vành thì rất dễ bị co thắt làm hẹp dẫn tới thiếu máu cơ tim, thậm chí xảy ra nhồi máu cơ tim.
Cảm cúm cũng có triệu chứng tương tự: bắt đầu bị cảm, hiện tượng tuyến nước bọt bị khô gây cảm giác đau ngứa. Sau đó thấy mũi lạnh, hắt hơi, chảy nước mũi liên tục. 1-2 ngày sau sẽ thấy đau đầu, toàn thân mệt mỏi, khó thở, ho, khản tiếng, tức ngực, đi tiểu ít, đờm, nước mũi nhiều có thể lỏng hoặc đặc. Bệnh thường kéo dài khoảng 1 tuần. Bệnh cảm lạnh không gây thành dịch nhưng nếu bị cúm thì dễ lây lan thành dịch. Lưu ý: trước kia, cúm mùa thường lành tính và tự khỏi sau khoảng 7-10 ngày, nhưng hiện nay, do có nhiều chủng virut cúm khác nhau và một số chủng có sự biến thể nên có thể gây biến chứng. Vì vậy, khi mắc cảm cúm, không nên chủ quan, đặc biệt những người cao tuổi có bệnh mạn tính, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai… Nếu có điều kiện, nên tiêm vắc-xin phòng cúm trước khi mùa cúm đến.
Điều trị cảm cúm như thế nào?
Để điều trị cảm cúm, hiện tại không có loại thuốc hay thảo dược nào có thể làm giảm thời gian bị nhiễm bệnh. Việc điều trị chỉ làm giảm các triệu chứng bệnh. Khi bị bệnh, cần có chế độ ăn uống nghỉ ngơi nhiều hơn, chú ý uống nhiều nước (nước quả tươi giúp tăng cường vitamin sẽ tăng sức đề kháng cũng như đỡ khô háo cổ họng). Súc miệng bằng nước muối là phương pháp đơn giản, hiệu quả. Ngoài ra, các loại thuốc nhỏ mũi giúp thông mũi cũng khá hiệu quả trong điều trị cảm cúm.
Mời bạn tham khảo các mẹo đơn giản và hiệu quả để nhanh hồi phục khi bị cảm cúm.
NGHỈ NGƠI Ở NHÀ
Ở nhà là phương pháp tốt nhất giúp bạn hồi phục và hạn chế lây vi-rút cúm cho người khác.
Cơ thể của bạn cần thời gian và năng lượng để chống lại vi-rút cúm, đồng nghĩa với việc là thói quen hàng ngày của bạn nên được đặt vào “hàng chờ” để cơ thể được nghĩ ngơi. Ở nhà không đi làm hoặc đi học, và bỏ hết những việc lặt vặt cho đến khi bạn bắt đầu cảm thấy cơ thể thật sự hồi phục.
Ở nhà là phương pháp tốt nhất được kể ra ở đây, nó không chỉ giúp bạn phục hồi nhanh, mà còn hạn chế ngăn ngừa lây lan bệnh cúm cho người khác ở nơi làm việc của bạn.
Cúm có thể nguy hiểm cho người lớn tuổi và trẻ nhỏ, vì vậy điều quan trọng là bạn nên tránh tiếp xúc với người khác trong khi bạn đang bị nhiễm vi-rút cúm.
UỐNG NHIỀU NƯỚC
Một triệu chứng của bệnh cúm là sốt cao, có thể dẫn đến đổ mồ hôi. Bạn cũng có thể đối mặt với những cơn nôn mửa hoặc tiêu chảy. Cơ thể bạn cần nhiều nước để bù đắp lại lượng nước bị mất, và thậm chí bổ sung nhiều nước hơn để chống lại nhiễm trùng.
Nước là tốt nhất, nhưng bạn cũng có thể uống trà thảo dược hoặc trà với mật ong. Chúng có thể làm dịu các triệu chứng của cảm cúm, vừa giúp cho cơ thể bạn giữ nước tốt hơn. Tuy nhiên, hai lại thức uống bạn nên tránh là rượu và cafein.
NGỦ CÀNG NHIỀU CÀNG TỐT
Giấc ngủ là liều thuốc tự nhiên tốt nhất cho cơ thể của bạn để kháng lại cảm cúm.
Giấc ngủ là liều thuốc tự nhiên tốt nhất cho cơ thể của bạn để kháng lại cảm cúm. Đi ngủ sớm hơn bình thường và ngủ nhiều hơn. Bạn cũng có thể ngủ trưa để cơ thể bạn có nhiều thời gian nghĩ ngơi và nhanh bình phục hơn.
Nghỉ ngơi và ngủ cũng làm giảm nguy cơ biến chứng cúm, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến viêm phổi.
THÔNG MŨI
Có thể bạn sẽ rất khó ngủ khi mà mũi thì bị nghẹt và những cơn ho kéo dài. Tuy nhiên hãy thử những lời khuyên sau đây để có thể thở dễ dàng hơn và có một giấc ngủ ngon hơn:
Sử dụng thêm một chiếc gối nâng đầu bạn cao hơn và giảm áp lực xoang mũi.
Ngủ với máy tạo độ ẩm hoặc bình xịt trong phòng.
Tắm nước nóng trước khi đi ngủ.
ĂN UỐNG LÀNH MẠNH
Bạn có thể thèm kem và khoai tây chiên, hoặc các loại thức ăn chiên nói chung. Nhưng điều đó là không nên, hãy bổ sung dinh dưỡng từ những thực phẩm sạch, không dầu mỡ; vì lúc này cơ thể bạn cần bổ sung dinh dưỡng nhiều hơn để có thể chống lại vi-rút cảm cúm.
Trái cây và rau tươi cung cấp các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa quan trọng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn giúp chống lại vi-rút.
Khi cảm cúm có thể bạn sẽ cảm thấy chán ăn, nhưng đừng nên bỏ qua những bữa ăn trong ngày, vì nó đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì năng lượng, sức khoẻ và đẩy lùi vi-rút cảm cúm trong cơ thể bạn.
TĂNG ĐỘ ẨM TRONG KHÔNG KHÍ
Không khí khô có thể làm cho các triệu chứng của bạn tồi tệ hơn. Một chiếc máy tạo độ ẩn cho căn phòng sẽ giúp cho bạn hít thở dễ dàng hơn.
Có nhiều loại máy làm ẩm và bình xịt tạo độ ẩm, máy làm mát bằng hơi nước được bán trên thì trường, bạn có thể dễ dàng tìm thấy tại các cửa hàng điện máy hoặc các trang thương mại điện tử.
DÙNG THUỐC TÂY
Dùng thuốc tây khi các triệu chứng của cảm cúm nặng hơn và khiến bạn mệt mỏi
Một phương pháp quen thuộc của chúng ta khi bị cảm cúm là đến ngay các tiệm thuốc tây cho biết tình trạng và các triệu chứng cảm cúm của bạn hiện tại để có một liều thuốc phù hợp.
Vì mỗi người khi cảm cúm có thể sẽ có những triệu chứng khác nhau, có thể bạn chỉ bị nghẹt mũi và sỗ mũi, nhưng ở một số người khác thì lại có nhiều triệu chứng cùng lúc.
Sau đây là một vài loại thuốc đặc trị cho các triệu chứng mà bạn nên biết.
Thuốc giảm đau: ibuprofen (Thương hiệu đề xuất: Advil, Motrin) và Acetaminophen hay Paracetamol (Thương hiệu đề xuất: Tylenol). Giúp giảm sốt, nhức đầu và đau nhức cơ thể
Thuốc thông mũi: Pseudoephedrine (Thương hiệu đề xuất: Sudafed). Giúp mở đường mũi và giảm áp lực trong xoang.
Thuốc ức chế ho: Dextromethorphan (Thương hiệu đề xuất: Robitussin). Được sử dụng để làm dịu ho khan.
Thuốc Đờm: giúp nới lỏng chất nhờn dày và rất hữu ích cho một cơn ho ướt và tạo ra chất nhầy.
Thuốc kháng histamine: Có tác dụng an thần, giúp bạn ngủ.
Lưu ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và liều lượng trước khi dùng. Các loại thuốc như Dayquil® Cold & Flu có tác dụng giảm đau, hạ sốt, ho, nghẹt mũi; vì vậy không cần dùng thêm loại thuốc khác khi đang sử dụng nó.
Trẻ em không nên dùng aspirin khi bị cảm cúm, vì nó được cho là có nguy cơ gây ra hội chứng Reye.
DÙNG MẬT ONG LÀM DỊU CƠN HO
Mật ong lâu nay luôn được biết đến là một phương thuốc tự nhiên cực kỳ hiệu quả khi bị cảm cúm
Mật ong là một phương thuốc tự nhiên khá phổ biến để làm dịu cơn đau cổ họng và ho. Trộn mật ong với trà là một cách tuyệt vời để giữ nước ngoài ra nó giúp điều trị các triệu chứng cảm cúm khác.
Trong một nghiên cứu, cho kết quả rằng một liều mật ong hiệu quả hơn trong việc kiểm soát ho vào ban đêm so với các thuốc giảm ho thông thường ở trẻ em từ 2 đến 18 tuổi khi bị nhiễm trùng đường hô hấp.
Một điều cần lưu ý: Mặc dù mật ong rất tốt, nhưng bạn không nên cho trẻ em dưới một tuổi sử dụng mật ong.
CHÍCH NGỪA CÚM
Thuốc chủng ngừa cúm hàng năm được sản xuất dựa trên những dự đoán của các nhà khoa học về chủng cúm nào sẽ thống trị mùa cúm tiếp theo. Chích ngừa cúm sau khi bạn bị cúm có thể bảo vệ bạn khỏi các chủng vi-rút khác.
Có thể bạn nghĩ rằng đã quá muộn để chích ngừa hoặc sẽ không bị nhiễm cúm nhiều hơn một lần trong một mùa, nhưng không có gì là chắc chắn. Vì vậy, bạn nên tự bảo vệ mình bằng cách chích ngừa cúm.
SUY NGHĨ TÍCH CỰC HƠN
Chúng ta thường quên rằng cảm xúc và thái độ sẽ giúp tình trạng sức khoẻ tốt hơn. Tất nhiên bạn không thể nào làm mình hết nghẹt mũi bằng những suy nghĩ tích cực. Tuy nhiên có một điều không thể phủ nhận, những suy nghĩ tích cực sẽ khiến cho sức khoẻ tổng thể của bạn tốt hơn và đẩy nhanh thời gian phục hồi cảm cúm.
Điều tốt nhất bạn có thể làm để hồi phục sau khi nhiễm cúm là cho phép bản thân ngủ, nghỉ và uống nhiều nước. Nếu các triệu chứng của cảm cúm nặng hơn như sốt, đau nhứt đầu và toàn thân, ho…khiến bạn cảm thấy tồi tệ thì nên sử dụng thuốc kháng vi-rút cúm kể rút ngắn thời gian của các triệu chứng trên.
Hầu hết các triệu chứng của cúm đều khỏi trong vòng một đến hai tuần. Nếu các triệu chứng trên đã khỏi nhưng sau đó lại tái phát hoặc không giảm sau hai tuần thì điều tốt nhất hãy liên hệ bác sĩ hoặc đến phòng khám gần nhất.
Nguồn tổng hợp từ Internet và Theo BS. Vũ Hồng Ngọc.