Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em vào mùa hè

Chăm sóc trẻ em theo thời tiết của mỗi mùa là một chủ đề rất được quan tâm của các bậc phụ huynh. Nhiều thảo luận kinh nghiệm để các gia đình tham khảo cách chăm sóc bé yêu của mình. Tuy nhiên điều này gây ra không ít băn khoăn cho các mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm.

Chăm sóc bé yêu vào mùa hè.

Mùa hè, rất nhiều bệnh nhi đến khám và điều trị các bệnh do viêm họng, viêm phế quản, tiêu chảy, sốt không rõ nguyên nhân. Theo các BS, thời tiết nắng nóng kéo dài là nguyên nhân chính gây bệnh cho trẻ. Bác Sĩ khoa nhi cũng lưu ý phụ huynh phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Nếu trẻ được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thì sức đề kháng của trẻ sẽ tăng, giảm nguy cơ mắc bệnh tật.

Thời tiết nắng nóng, nhiều bậc phụ huynh cho trẻ ở trong phòng điều hoà quá nhiều. Điều này khiến khi ra ngoài, trẻ không kịp thích nghi với sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ. Dễ bị viêm họng, sốt. Ngoài ra, bệnh tiêu chảy ở trẻ cũng là vấn đề đáng lo ngại trong mùa hè.

Có nên nấu ăn 1 lần cho cả ngày?

Các bà mẹ vừa nuôi con nhỏ lại vừa phải đi làm thường có thói quen nấu 1 lần cho con ăn cả ngày. Theo BS Nguyễn Văn Lộc, sự “tiện thể” của cha mẹ là một trong những nguyên nhân gây bệnh cho trẻ. Bởi mùa hè thức ăn dù đã nấu chín nhưng không được bảo quản đúng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Nấu 1 lần cho trẻ ăn cả ngày đôi khi không đảm bảo đủ lượng sinh dưỡng cho trẻ. Việc cả ngày phải ăn một loại thức ăn cũng khiến trẻ biếng ăn. Theo khuyến cáo của Bác Sĩ thì các bậc phụ huynh nên thường xuyên đổi món cho trẻ. Điều này giúp bổ sung đủ chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ đồ dùng sinh hoạt hàng ngày của trẻ, đặc biệt là vào mùa hè.

Dinh dưỡng cho trẻ trong mùa hè.

Bà Lê Thị Hải – Viện Dinh dưỡng quốc gia – cho biết: 60% trẻ suy dinh dưỡng tới khám tại TT tư vấn dinh dưỡng trong thời gian qua là do cha mẹ thiếu kiến thức trong chăm nuôi trẻ. Theo đó, sai lầm thường gặp của các bậc phụ huynh là sử dụng kiến thức kiểu truyền miệng, thiếu căn cứ khoa học, cho trẻ ăn không đủ chất và lượng, thiếu dầu mỡ trong khẩu phần ăn.

BS Nguyễn Văn Lộc cho biết. Trẻ em có hệ miễn dịch còn yếu do da mỏng, phản xạ hắt hơi, ho còn yếu. Các chức năng của đường ruột chưa hoàn chỉnh và khả năng sản xuất ra các kháng thể còn hạn chế. Điều này dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ở trẻ nhỏ thường cao hơn người lớn rất nhiều.

Mùa nắng nóng, do tác động của thời tiết sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi trùng có hại phát triển nhanh. Chúng không chỉ xâm nhập vào thức ăn, môi trường mà còn xâm nhập vào cơ thể con người bằng nhiều con đường khác nhau. Các đường xâm nhập chủ yếu là qua mũi họng, qua da, qua đường ruột và qua nước tiểu thông. Hoặc xâm nhập qua tiếp xúc trực tiếp của chân tay, miệng,…

Mùa hè, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời sẽ cao hơn nhiệt độ cơ thể rất dễ làm cho trẻ mất nước, mệt mỏi, ăn uống kém. Để giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ thì việc quan trọng nhất là tăng khả năng miễn dịch. Muốn vậy phải đảm bảo cho trẻ chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Thực phẩm cần được bổ sung.

Nên cho trẻ ăn hoa quả chứa nhiều vitamin C và các loại thực phẩm giàu chất đạm như sữa mẹ, sữa bò, trứng, thịt… Với trẻ nhỏ, cha mẹ phải lưu ý là chất béo phải luôn chiếm từ 25-30% trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Nước là rất quan trọng với cơ thể trẻ nhỏ. Nước có vai trò điều hòa thân nhiệt rất hiệu quả, vì vậy cần cho trẻ uống đủ nước để vừa giảm nóng. Đồng thời, việc này giúp bù vào lượng nước bị mất do mồ hôi tiết ra. Tuy nhiên, không cho trẻ uống nước lạnh, nước đá vì dễ gây viêm họng.

Cân bằng dinh dưỡng.

Nhiều bà mẹ thấy con bị bệnh gầy yếu nên ra sức nhồi nhét mà không quan tâm đến khả năng hấp thụ của trẻ. Điều tối kỵ với trẻ là không đưa quá nhiều mỡ vào thức ăn của trẻ. Gia đình phải biết cân bằng chất đạm, protein, sắt, chất xơ… và vitamin các loại để trẻ có đủ chất, phát triển toàn diện.

Do thời tiết thay đổi đột ngột, trẻ không kịp thích nghi. Với môi trường ô nhiễm thì trẻ em bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm da cũng gia tăng rõ rệt.

Những đợt nắng nóng xen kẽ những ngày oi nồng đã làm cho số trẻ phải nhập viện tăng lên đột biến. Những trẻ em phải nhập viện phần lớn là những ca bệnh nặng. Tuy nguyên nhân gây bệnh có khác nhau nhưng đều có cùng một bệnh cảnh lâm sàng. Bệnh thường bắt đầu đột ngột và nguy kịch ngay, bệnh diễn biến nặng, tỷ lệ tử vong cao (20-30%). Một số trường hợp trước đó có thể có một số triệu chứng như: nôn, tiêu chảy. Hoặc theo sau một bệnh khác như cúm, sốt phát ban… Trong trường hợp điển hình, thường thấy trẻ sốt cao kèm co giật toàn thân. Các cơn co giật xảy ra liên tiếp; rồi đi vào hôn mê. Trẻ bị rối loạn nhịp tim hoặc truỵ mạch, thở không đều nhưng không có biểu hiện liệt.

Chăm sóc trẻ trong ngày hè nắng nóng.

Do thời tiết thay đổi đột ngột, trẻ không kịp thích nghi. Cộng thêm môi trường ô nhiễm nên số trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm da cũng gia tăng rõ rệt. Tỷ lệ viêm đường hô hấp do virut siêu vi khá cao. Thường biểu hiện bằng các triệu chứng viêm họng, viêm mũi – họng rồi viêm phổi. Nhiều cháu bị viêm phổi nặng nhưng bố mẹ cứ tưởng là con chỉ bị viêm mũi-họng thông thường. Việc tự cho con uống thuốc để khi bệnh nặng mới cho con đi khám bệnh là việc nguy hiểm.

Thời tiết mùa hè nắng mưa thất thường. Nhiệt độ không khí dao động nhiều và độ ẩm môi trường cao… là cơ hội cho vi khuẩn, virut phát triển và gây bệnh. Để chủ động phòng ngừa các loại bệnh nói trên, các gia đình, các bậc cha mẹ cần chú ý chăm sóc sức khỏe.

– Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.

Thực hiện ăn chín, uống sôi, không ăn thức ăn ôi thiu. Không ăn quả xanh, rau sống, uống đủ nước. Sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt, vệ sinh khi pha chế sữa cho bé.

– Lưu ý chăm sóc trẻ chu đáo.

Bảo đảm vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường. Mỗi ngày nên nhỏ mắt, nhỏ mũi cho trẻ bằng dung dịch natri clorit 0,9% để làm sạch mũi, mắt.

– Không nên để trẻ em chơi đùa ngoài trời nắng.

Mỗi khi ra nắng hay đi học phải đội mũ, nón rộng vành; có đủ nước cho trẻ uống khi ở nhà và cả khi ở trường.

– Nhà ở phải sạch sẽ, thoáng mát và đủ ánh sáng.

Khi dùng quạt điện, nên đặt quạt hướng về phía tường hoặc màn để làm mát. Không để quạt xối gió thẳng vào người, nhất là trẻ nhỏ. Ở đô thị, nếu có sử dụng máy điều hoà nhiệt độ, nên để nhiệt độ trong phòng thấp hơn nhiệt độ môi trường bên ngoài khoảng 8-10oC. Duy trì nhiệt độ trong phòng khoảng 28oC. Lưu ý, cho trẻ uống đủ nước để khỏi bị khô họng, nhất là khi ngồi lâu trong phòng có điều hoà nhiệt độ. Để tránh cho trẻ khỏi ngạt mũi, viêm họng, đau đầu, chóng mặt nên để trong phòng một chậu nước. Thỉnh thoảng lau sàn nhà bằng khăn ẩm để duy trì độ ẩm trong phòng. Khi ra khỏi phòng lạnh nên từ từ mở rộng cửa, đợi 2-3 phút sau mới ra khỏi phòng. Điều này giúp cơ thể có thời gian thích nghi với không khí bên ngoài.

– Tiêm vaccin phòng bệnh viêm não Nhật Bản B.

Với trẻ em mới tiêm lần đầu cần tiêm mũi thứ hai sau mũi thứ nhất hai tuần lế. Với trẻ đã tiêm mũi hai, cần tiêm nhắc lại sau mũi thứ hai một năm.

– Cho trẻ mặc quần dài, áo dài tay để tránh côn trùng cắn.

Ngủ màn, kể cả giấc ngủ ban ngày của trẻ. Phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, loại bỏ nơi muỗi đẻ. Thả cá vào chum vại bể chứa nước ăn để diệt loăng quăng.

– Khi thấy trẻ sốt cần theo dõi liên tục.

Nếu trẻ sốt từ 38,5oC trở lên cần hạ sốt cho bé bằng cách nới rộng quần áo. Đồng thời chườm khăn dấp nước ấm vào trán, nách, bẹn. Cho uống thuốc hạ sốt paracetamol, rồi cho bé đi khám bệnh ngay.

Đối với trẻ sơ sinh, việc chăm sóc kỹ lường khi bắt đầu vào mùa hè cũng cần lưu ý.

trẻ sơ sinh

Thường xuyên kiểm tra thân nhiệt.

Thân nhiệt của trẻ sơ sinh thường cao hơn nên mẹ cần kiểm tra thường xuyên. Xác định nhiệt độ cơ thể trẻ bằng cách như luồn bàn tay vào bên trong quần áo bé. Hoặc đặt mu bàn tay lên gáy của bé. Nếu cảm thấy ấm không nóng, không lạnh là bình thường. Các cha mẹ khi chăm sóc trẻ không nên sờ chân tay của con vì chân tay của trẻ thường hơi lạnh hơn so với các phần khác của cơ thể.

Quần áo cho trẻ sơ sinh trong mùa hè.

Trẻ sơ sinh cần giữ ấm nhưng không nên giữ ấm quá mức. Trẻ sẽ cần ít quần áo hơn nhưng vẫn nên mang bao tay, bao chân, nón và giữ ấm thóp, ngực cho trẻ. Nếu thấy bé đổ mồ hôi ở trán, đầu nhiều thì không nên đội nón. Có thể để thoáng hoặc che bằng khăn mỏng. Cotton là chất liệu quần áo rất tốt cho trẻ để mặc trong mùa hè. Nên chọn loại vải thoáng mát, ít hấp thụ nhiệt và thấm hút mồ hôi tốt. Ngoài ra quấn tã cho bé cũng cần thoáng mát nhé .

Tắm, vệ sinh và quấn tã cho trẻ sơ sinh.

Mùa hè nóng nực, làn da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm nên bé rất dễ bị các chứng bệnh như hăm tã, rôm sảy, thuỷ đậu… Việc chăm sóc trẻ, tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ làm bé cảm thấy dễ chịu và tránh được các bệnh ngoài da thường gặp.

Khi bé đổ mồ hôi, mẹ nên dùng khăn bông mềm nhúng vào nước ấm và lau mình cho bé. Nếu mồ hôi tiết ra nhiều mà không được làm sạch, các lỗ chân lông bị tắc thì bé sẽ dễ bị cảm lạnh.

Tắm cho trẻ sơ sinh hằng ngày.

Cần tắm cho trẻ nhanh, không tắm quá lâu hay tắm nhiều lần. Sau khi tắm xong, nhanh chóng lau khô, vệ sinh rốn cho trẻ cẩn thận và quấn tã cho bé nhé.

Lau rửa kỹ bộ phận sinh dục, vùng mông, bẹn sau khi đi vệ sinh.

Không ít bà mẹ thường vô tư đóng tã cho trẻ suốt ngày mà không quan tâm đến thời tiết. Đặc biệt là trong những ngày hè nóng bức dễ dẫn đến khó chịu cho bé. Các mẹ cần chọn loại tã có uy tín và chất lượng, thấm hút tốt, mềm mại, chống dị ứng.

Chọn kích cỡ tã phù hợp, không mặc tã quá chật. Điều này dễ gây nên vết hằn trên da làm bé bị đau, hăm da. Tốt nhất, vào mùa hè nên hạn chế đóng tã cho bé trừ ban đêm.

Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.

Mùa hè là mùa của dịch bệnh như sốt xuất huyết, viêm phổi, viêm phế quản, viêm não Nhật Bản, tiêu chảy, bệnh ngoài da… Trẻ sơ sinh với khả năng miễn dịch kém nên càng dễ nhiễm bệnh.

Lưu ý rằng, khi chăm sóc trẻ sơ sinh là thường xuyên quan sát, để ý các biểu hiện của trẻ. Điều này giúp phát hiện được ngay những dấu hiệu bất thường dù là nhỏ nhất và có cách khắc phục, điều trị kịp thời. Duy trì việc cho trẻ sơ sinh bú mẹ càng lâu càng tốt chính là cách tăng khả năng miễn dịch cho trẻ tốt nhất.

Khi có các triệu chứng về sức khỏe, gia đình cần chú ý theo dõi chăm sóc. Nếu hồi phục chậm, nên nhanh chóng đến các trung tâm y tế uy tín để khám bệnh. Hoặc sử dụng dịch vụ bác sĩ khám sức khỏe tại nhà để nhanh chóng chẩn đoán điều trị. Việc điều trị sớm sẽ giúp nhanh hồi phục và giảm rủi ro gặp phải các biến chứng xấu.